Vi khuẩn kháng thuốc rõ ràng là ra đời từ nguồn bệnh viện, do hiện tượng lạm dụng kháng sinh kích thích tạo ra các chủng nhờn thuốc, nghe nói do chữa kháng sinh không dứt điểm nên tái đi tái lại, mỗi lần đều phải trị kháng sinh mới. Ok?
Đội anti vacxin là đội đề cao ăn uống, rèn luyện để nâng cao đề kháng tự nhiên, không dùng kháng sinh và tiêm phòng. Có bệnh sẽ dùng các liệu pháp dân gian tại nhà. Ok?
Đám chữa theo Tây Y được nửa liệu trình lại về với đông y, nam dược hay chữa theo kiểu có bệnh vái tứ phương không khỏi mới ôm con đến bệnh viện uống kháng sinh gọi là bọn nửa mùa không có chính kiến. Ok? Và bọn hở ra tý là kê kháng sinh tùm lum cho bệnh nhân đều là bọn bác sĩ cả. Ok? Và bọn được bác sĩ đúng bệnh kê thuốc, uống khỏi rồi nên tin tưởng, lần sau bị bệnh tương tự lại theo đơn cũ đi mua cho đỡ tiền khám và công chờ khám xong đếch khỏi lại đi khám càng không phải đội anti vacxin, hơn nữa còn có thể gọi tên chính thức là đội tín đồ của thuốc tây. Ok?
Xong rồi đứa nào bảo đội anti vacxin là nguyên nhân bùng phát các loại dịch mới nhờn tất cả các thể loại kháng sinh thế? Rõ ràng nguyên nhân là bọn đứng cuối, nạn nhân là cả 2 bên, cuối cùng thì đội 2 chết nhiều nhất mà. Ganh tỵ với tỷ lệ sống sót của con nhà người ta à?
Còn các bố các mẹ bây giờ ngồi hồi ức về những ngày xưa tươi đẹp, khi mà ai cũng tiêm phòng thì cũng nhớ cho rằng thực phẩm, nước, không khí và virus thời đó nó không phải là thực phẩm, nước, không khí và virus thời nay đâu ạ. Từ thời đó em đã biết, muỗi a nô phen trên rừng nó chỉ tập trung chuyên môn đốt bộ đội, không đốt dân bản đấy ạ. Vì các anh bộ đội các anh ý có màn và ăn khác.
Và nói chung, anti vacxin không có nghĩa là chỉ không tiêm và không dùng kháng sinh là hoàn thành công tác đâu ạ, còn phải giám sát được thực phẩm con ăn và sinh hoạt rèn luyện thể chất hàng ngày của con, chứ ông bà lại nhét cho mấy miếng bim bim, cô nuôi dạy trẻ lại đút cho mấy bát cháo thịt công nghiệp, hàng ngày con ôm smart phone ngồi chơi game thì có sức đề kháng bằng niềm tin.
Tôi thì tôi cho rằng, bởi đội này quá đông, người ta không dám bê lên thớt. Có mỗi đội anti vacxin là thiểu số ít ỏi, phù hợp để minh họa cho quan điểm mang mục đích gây chiến của người ta.
Thứ Tư, 3 tháng 1, 2018
Súp đậu gà rong biển
Công thức món canh ấm bụng thông mũi, nấu nhân mấy ngày thời tiết miền bắc quá tổn hại hệ hô hấp nói chung:
1 bát đậu gà ngâm trước 4 tiếng, đổ nước ngâm rửa sạch,
rong wakame xắt vụn khô 2 thìa ngâm nở,
2 miếng rong kombu ngâm nở xé sợi.
Một nhánh gừng bằng ngón tay mài vụn,
một nhánh nghệ bằng ngón tay mài vụn,
3 bông hồi, 1 trái thảo quả đập dập,
tất cả cho vào nồi đun với 7 bát nước lạnh cho sôi bùng lên thì vặn nhỏ lửa, đậy vung đun đến khi đậu gà bở ra, vặn to lửa thêm 2 lạng ruột hàu và thìa muối, khi sôi lại vặn nhỏ lửa, nêm muối vừa miệng hoặc nêm muối hơi nhạt nếu sau này muốn thêm miso vào trước khi ăn. Đun thêm 15 phút để đậu thấm gia vị. Thả thêm 3 nắm yến mạch cán dẹp và nửa bát kê. Lại đun thêm 15 phút. Cho hành tăm thái nhỏ và tắt bếp, nếu thêm miso thì hòa miso với ít canh trong nồi cho tan trước rồi đổ vào. Món này ăn với bánh bao bánh mì hoặc há cảo. Không có hành tăm thì dùng hành hoa bình thường là được, tuy không thơm bằng.
Bạn nào ăn chay thì thử thay ruột hàu bằng gia vị bột nêm nấm rau củ.
1 bát đậu gà ngâm trước 4 tiếng, đổ nước ngâm rửa sạch,
rong wakame xắt vụn khô 2 thìa ngâm nở,
2 miếng rong kombu ngâm nở xé sợi.
Một nhánh gừng bằng ngón tay mài vụn,
một nhánh nghệ bằng ngón tay mài vụn,
3 bông hồi, 1 trái thảo quả đập dập,
tất cả cho vào nồi đun với 7 bát nước lạnh cho sôi bùng lên thì vặn nhỏ lửa, đậy vung đun đến khi đậu gà bở ra, vặn to lửa thêm 2 lạng ruột hàu và thìa muối, khi sôi lại vặn nhỏ lửa, nêm muối vừa miệng hoặc nêm muối hơi nhạt nếu sau này muốn thêm miso vào trước khi ăn. Đun thêm 15 phút để đậu thấm gia vị. Thả thêm 3 nắm yến mạch cán dẹp và nửa bát kê. Lại đun thêm 15 phút. Cho hành tăm thái nhỏ và tắt bếp, nếu thêm miso thì hòa miso với ít canh trong nồi cho tan trước rồi đổ vào. Món này ăn với bánh bao bánh mì hoặc há cảo. Không có hành tăm thì dùng hành hoa bình thường là được, tuy không thơm bằng.
Bạn nào ăn chay thì thử thay ruột hàu bằng gia vị bột nêm nấm rau củ.
Thứ Ba, 2 tháng 1, 2018
Dạy con về tài sản
Lúc chiều nghe một mẹ trẻ than là nuôi con tốn quá nên vợ chồng chả để ra được xu nào. Nhà có 2 cháu đang học trường quốc tế thôi. Tối lướt face lại thấy một mẹ đang chia sẻ kinh nghiệm nuôi con tránh xa ảnh hưởng của Ipad bằng cách cùng con chơi vẽ tranh, tô màu.
Chợt nhớ cái thời mình còn tham gia CLB truyện tranh. Nói chung, nữ thanh niên tự thấy đó là một sở thích tốn kém, giấy vẽ màu nước là hàng chuyên dụng, đắt hơn giấy thường, màu nước tốt cũng đắt hơn màu thiên long nhiều, bút lông tốt, bút chì xịn, bút dạ đều đắt xắt ra miếng cả. Và hồi đó, nữ thanh niên từng phải trông trẻ 2 mầm non hội hoạ. Trình độ mới dừng ở mức vẽ càn tô bậy thôi. Cũng không thể yêu cầu cao hơn, vì lực tay của trẻ con rất nhỏ, bắp thịt chưa phát triển, khả năng kiểm soát và điều khiển bút rất hạn chế. Đến lớp 1, lớp 2 tập viết chữ to ở lớp cũng đã là một công trình chật vật, đừng nói trẻ nhỏ tuổi hơn. Khụ, tất nhiên, gọi mầm non hội hoạ là mình phóng đại vậy thôi.
Sự thật là mầm non hội hoạ thực sự mà mình quen ấy, chỉ cần một cây bút chữ A màu đen hay bút bi cũng tìm được cách để diễn tả một điều gì đó bằng hình ảnh. Chỉ có mấy cây bút sáp rẻ tiền cho học sinh mẫu giáo trong tay cũng có cách để bạn miêu tả ra những gam màu đặc sắc, với các bạn màu thiên long hay giấy lởm không phải là nguyên do tranh xấu. Đứng trước sức sáng tạo của các bạn ấy, mình luôn có cảm giác mình thật đúng là đứa ... thiểu năng về hội hoạ. Cho nên nếu con bạn đúng là một mầm non hội hoạ chân chính, sự thờ ơ thiếu tài bồi của bạn không thể giết chết tài năng của cháu nó được đâu, ngược lại còn tạo ra nhiều kì tích trong nghịch cảnh là khác. Còn nếu con bạn không phải, vậy thì tình hình là bạn không huỷ diệt mất cái gì cả khi bạn không mua cho nó màu xịn, bút xịn, giấy xịn. Những thứ quá xịn đó chỉ càng làm sự bất tài vô dụng của con bạn bị bóc trần lộ liễu hơn thôi.
Quay lại với 2 mầm non mình từng phải trông nom kia, hiện tường trong phòng mình vẫn còn lưu dấu kiệt tác vẽ bằng bút chì màu của 1 cháu, khổ, bút xịn nên màu bám rất chắc, nhưng chỉ nhiễm ra từng lớp mỏng manh, đòi hỏi người vẽ dùng lực tay để kiểm soát độ đậm nhạt, để vào tay trẻ con chả khác nào cho trâu ăn hoa mẫu đơn. Cháu nó vẽ bậy xong, mình lau khỏi sạch luôn. Cháu thứ 2 thì sành điệu vô cùng, tuy chính cháu cũng chả hiểu mình đang vẽ ra cái gì, nhưng nhất định phải được dùng bút tốt, giấy tốt, màu tốt nhất mới chịu. Khi mình không chịu đưa giấy Canson cho cháu nó vầy, chỉ cho phép tàn hại giấy Gango, cháu sầm mặt ra điều không vừa lòng và hỏi, thế giấy kia của cô giá bao nhiêu, cháu trả tiền.
Nói thiệt, lúc đó mình có cảm giác, để trẻ em tránh xa Ipad thôi là hoàn toàn chưa đủ bà con ạ. Mình không biết phải nói thế nào cho nhẹ nhàng, tình cảm, có tính xây dựng, thì cô tiểu thư 4 tuổi ấy mới hiểu, vào tay cháu thì cái đéo gì chả biến thành rác, tại sao cô phải giao một thứ có tiềm năng trở thành một bức tranh đẹp cho cháu để rác rưởi hoá nó? Nếu bạn thừa tiền thì nên quyên tặng cho những hoàn cảnh neo đơn, ấn tống kinh sách, cúng dường, làm cái gì đó để cuộc đời tốt đẹp hơn. Làm ơn đừng dạy con cái cách biến tiền bạc thành rác rưởi sớm như vậy.
Mình không nói là đừng có cho con bạn những gì tốt nhất nhé! Nhưng ít ra, chỉ nên cho trẻ những thứ quý giá khi trẻ đã có khả năng hiểu đúng giá trị của chúng và biết giữ gìn, bảo vệ, sử dụng. Mà hình như khả năng giữ của và sự quý trọng đồ đạc chỉ có thể rèn giũa ra nhờ sự thiếu thốn, khao khát, chứ không thể thành lập trong môi trường vật chất dư thừa.
Nói chung, transit mộc tinh đã vào cung bò cạp rồi đó. Cơ hội phát triển và tiến bộ đang dành cho những người có thể cái khó ló cái khôn. Rất nhiều chuyện có thể sẽ thông khi bạn biết thắt lưng buộc bụng, ẩn nhẫn, kìm chế. Còn về vụ chuyển hoá của bò cạp, mình vẫn thấy, biến tiền bạc thành rác rưởi dễ hơn biến mục nát thành thần kì nhiều. Cái thứ nhất, chỉ cần bạn có tiền. Cái thứ 2, đòi hỏi bạn phải có trình độ. Mà trình độ lại không phải là thứ có thể build up ra được trong ngày một ngày hai.
Chợt nhớ cái thời mình còn tham gia CLB truyện tranh. Nói chung, nữ thanh niên tự thấy đó là một sở thích tốn kém, giấy vẽ màu nước là hàng chuyên dụng, đắt hơn giấy thường, màu nước tốt cũng đắt hơn màu thiên long nhiều, bút lông tốt, bút chì xịn, bút dạ đều đắt xắt ra miếng cả. Và hồi đó, nữ thanh niên từng phải trông trẻ 2 mầm non hội hoạ. Trình độ mới dừng ở mức vẽ càn tô bậy thôi. Cũng không thể yêu cầu cao hơn, vì lực tay của trẻ con rất nhỏ, bắp thịt chưa phát triển, khả năng kiểm soát và điều khiển bút rất hạn chế. Đến lớp 1, lớp 2 tập viết chữ to ở lớp cũng đã là một công trình chật vật, đừng nói trẻ nhỏ tuổi hơn. Khụ, tất nhiên, gọi mầm non hội hoạ là mình phóng đại vậy thôi.
Sự thật là mầm non hội hoạ thực sự mà mình quen ấy, chỉ cần một cây bút chữ A màu đen hay bút bi cũng tìm được cách để diễn tả một điều gì đó bằng hình ảnh. Chỉ có mấy cây bút sáp rẻ tiền cho học sinh mẫu giáo trong tay cũng có cách để bạn miêu tả ra những gam màu đặc sắc, với các bạn màu thiên long hay giấy lởm không phải là nguyên do tranh xấu. Đứng trước sức sáng tạo của các bạn ấy, mình luôn có cảm giác mình thật đúng là đứa ... thiểu năng về hội hoạ. Cho nên nếu con bạn đúng là một mầm non hội hoạ chân chính, sự thờ ơ thiếu tài bồi của bạn không thể giết chết tài năng của cháu nó được đâu, ngược lại còn tạo ra nhiều kì tích trong nghịch cảnh là khác. Còn nếu con bạn không phải, vậy thì tình hình là bạn không huỷ diệt mất cái gì cả khi bạn không mua cho nó màu xịn, bút xịn, giấy xịn. Những thứ quá xịn đó chỉ càng làm sự bất tài vô dụng của con bạn bị bóc trần lộ liễu hơn thôi.
Quay lại với 2 mầm non mình từng phải trông nom kia, hiện tường trong phòng mình vẫn còn lưu dấu kiệt tác vẽ bằng bút chì màu của 1 cháu, khổ, bút xịn nên màu bám rất chắc, nhưng chỉ nhiễm ra từng lớp mỏng manh, đòi hỏi người vẽ dùng lực tay để kiểm soát độ đậm nhạt, để vào tay trẻ con chả khác nào cho trâu ăn hoa mẫu đơn. Cháu nó vẽ bậy xong, mình lau khỏi sạch luôn. Cháu thứ 2 thì sành điệu vô cùng, tuy chính cháu cũng chả hiểu mình đang vẽ ra cái gì, nhưng nhất định phải được dùng bút tốt, giấy tốt, màu tốt nhất mới chịu. Khi mình không chịu đưa giấy Canson cho cháu nó vầy, chỉ cho phép tàn hại giấy Gango, cháu sầm mặt ra điều không vừa lòng và hỏi, thế giấy kia của cô giá bao nhiêu, cháu trả tiền.
Nói thiệt, lúc đó mình có cảm giác, để trẻ em tránh xa Ipad thôi là hoàn toàn chưa đủ bà con ạ. Mình không biết phải nói thế nào cho nhẹ nhàng, tình cảm, có tính xây dựng, thì cô tiểu thư 4 tuổi ấy mới hiểu, vào tay cháu thì cái đéo gì chả biến thành rác, tại sao cô phải giao một thứ có tiềm năng trở thành một bức tranh đẹp cho cháu để rác rưởi hoá nó? Nếu bạn thừa tiền thì nên quyên tặng cho những hoàn cảnh neo đơn, ấn tống kinh sách, cúng dường, làm cái gì đó để cuộc đời tốt đẹp hơn. Làm ơn đừng dạy con cái cách biến tiền bạc thành rác rưởi sớm như vậy.
Mình không nói là đừng có cho con bạn những gì tốt nhất nhé! Nhưng ít ra, chỉ nên cho trẻ những thứ quý giá khi trẻ đã có khả năng hiểu đúng giá trị của chúng và biết giữ gìn, bảo vệ, sử dụng. Mà hình như khả năng giữ của và sự quý trọng đồ đạc chỉ có thể rèn giũa ra nhờ sự thiếu thốn, khao khát, chứ không thể thành lập trong môi trường vật chất dư thừa.
Nói chung, transit mộc tinh đã vào cung bò cạp rồi đó. Cơ hội phát triển và tiến bộ đang dành cho những người có thể cái khó ló cái khôn. Rất nhiều chuyện có thể sẽ thông khi bạn biết thắt lưng buộc bụng, ẩn nhẫn, kìm chế. Còn về vụ chuyển hoá của bò cạp, mình vẫn thấy, biến tiền bạc thành rác rưởi dễ hơn biến mục nát thành thần kì nhiều. Cái thứ nhất, chỉ cần bạn có tiền. Cái thứ 2, đòi hỏi bạn phải có trình độ. Mà trình độ lại không phải là thứ có thể build up ra được trong ngày một ngày hai.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)